BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ CÁCH DỰ PHÒNG

TÌM HIỂU VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

1-Định nghĩa:

Huyết áp là áp suất động mạch được tạo bởi sức đẩy của tim và sức ép của thành động mạch.

Có 2 chỉ số huyết áp (HA): huyết áp tâm thu hay gọi là huyết áp tối đa là số đo biểu hiện lực đẩy từ tim khi tim co bóp đẩy máu đi, bình thường HA tối đa dao động từ 90-139 mmHg.

Huyết áp tâm trương hay gọi là HA tối thiểu là biểu hiện trương lực của thành mạch, bình thường từ 60-89 mmHg.

Tăng huyết áp  (THA) là khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp  tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. (Theo WHO và ISH)

2-Phân loại giai đoạn:

Giai đoạn                           HA tâm thu                               HA tâm trương
GĐ 1                             140-159 (mmHg)                               90-99 (mmHg) 
GĐ 2                             160-179 (mmHg)                            100-109 (mmHg)
GĐ 3                                >180   (mmHg)                               >110   (mmHg)

*Thái độ đối với bệnh nhân THA khi đo lần đầu:
     HA(max) : 140-159 mmHg, HA (min) :90-99 mmHg cần khẳng định lại trong vòng 1-2 tuần.

Nếu đo HA lần đầu >160/100 mmHg thì có thể xác định là THA.

Vì HA có thể lên xuống trong những điều kiện nhất định nên để biết một người có tăng HA hay không thì không thể xác định qua một lần đo mà phải đo nhiều lần trong ngày, thậm chí là trong tháng. Khi đó bệnh nhân phải tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá hoặc uống cà phê trước khi đo khoảng 30 phút, tinh thần được thoải mái và bác sỹ phải đo đúng phương pháp.

3- Nguyên nhân tăng huyết áp: 

Khoảng 90-95% là không rõ nguyên nhân hay gọi là tăng HA vô căn hoặc tiên phát, người ta nghĩ nhiều đến các yếu tố phối hợp với nhau gây THA như : tuổi cao, di truyền, béo phì, tiểu đường, hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, thói quen ăn mặn, stress…

Khoảng 5-10% bệnh nhân tăng huyết áp là có nguyên nhân: hở van động mạch chủ, hẹp động mạch thận, mắc bệnh thận, cường giáp, do dùng thuốc giữ muối, giữ nước…

4- Hậu quả của THA :

Người bị THA mà không được điều trị và theo dõi sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, chủ yếu xảy ra ở não, tim, thận, mắt, mạch máu…
   -Tại não gây cơn thiếu máu não thoáng qua, suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, gây tai biến mạch máu não như nhũn não (nhồi máu não), xuất huyết não, tử vong.

-Tại tim: gây lớn tim, lâu ngày dẫn đến suy tim, bệnh mạch vành: thiếu máu cơ tim yên lặng, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột tử.

-Tại thận : gây suy thận.

-Tại mắt: gây mờ mắt, bệnh lý võng mạc do tăng HA.
   -Tại mạch máu: gây phồng lóc động mạch chủ, xơ vữa động mạch, viêm tắc động mạch chân.

THA tiến triển âm thầm trong 15-20 năm đầu, người bị THA vẫn sống và làm việc bình thường, trong khi cơ thể hủy hoại dần, gây ra cái chết bất ngờ. Do đó THA gọi là kẻ giết người thầm lặng.

5-Điều trị:

A.Biện pháp không dùng thuốc:

1) Giảm cân nếu thừa cân.

2) Chế độ ăn uống: Hạn chế các chất kích thích: cà phê, rượu bia, trà, thuốc lá.

-Hạn chế ăn muối, thức ăn kho mặn, nước chấm mặn, các thực phẩm giàu natri như: tôm khô, trứng vịt muối, thịt chà bông…

-Tránh ăn thức ăn chiên xào, thịt mỡ, da động vật, hạn chế thịt đỏ, tốt nhất là dùng thức ăn luộc, hấp, ăn nhiều rau quả. Ăn đúng bữa ăn không nên ăn vặt.
   3) Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục như đi bộ, bơi, xe đạp…giữ cân nặng lý tưởng, tránh giận dữ, xúc động, tinh thần thoải mái vui tươi.
   4) Bỏ hút thuốc lá

B.Các thuốc điều trị THA:

 Hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị THA, thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng đối tượng mà lựa chọn thuốc cho phù hợp nhất, mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ, dựa vào sự phù hợp của mỗi bệnh nhân với từng loại thuốc khác nhau. Điều quan trọng nhất là người bệnh phải tuân thủ và phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc, không tự mua thuốc, ngừng thuốc, đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sỹ.

1)Thuốc chẹn bê ta giao cảm:

Cơ chế: làm hạ HA do do chẹn thụ thể bê ta giao cảm với catecholamine do đó làm giảm nhịp tim và cung lượng tim, thuốc cũng có tác dụng gây giãn mạch.

*Chống chỉ định: có khá nhiều chống chỉ định:

-Nhịp chậm đặc biệt là block nhĩ thất

-Suy tim nặng

-Bệnh hen phế quản,

-Bệnh động mạch  ngoại vi

-Thận trọng ở bênh nhân tiểu đường, rối loạn  mỡ máu

-Có hiệu ứng khi ngừng thuốc đột ngột.

2)Thuốc lợi tiểu:

Thuốc Thiazide gây hạ kali máu, magne máu, nếu dùng lâu dài gây rối loạn mỡ máu, gây yếu cơ, chuột rút , liệt dương.
Thuốc tác dụng lên quai Henle  làm mất kali và điện giãi khác, cải thiện chức năng thận và không ảnh hưởng đến rối loạn mỡ máu.
Lợi tiểu giữ kali là lợi tiểu ít và ít dùng đơn độc.Chú ý ở bệnh nhân suy thận

3)Thuốc chẹn kênh calci: 

Cơ chế: Làm giãn hệ tiểu  động mạch bằng cách ngăn chặn dòng calci chậm vào trong tế bào cơ trơn thành mạch.

Các thuốc Amlodipine,Felodipine…có tác dụng hạ HA tốt, ít ảnh hưởng lên chức năng cơ tim và nhịp tim, có tác dụng kéo dài trong ngày.
Diltiazem, Verapamil có ảnh hưởng nhiều đến đương dẫn truyền gây nhịp chậm và có ảnh hưởng đến sức co cơ tim.

-Tác dụng phụ: gây đau đầu, táo bón , nôn , mẫn ngứa, phừng mặt…
Các thuốc chẹn calci không có chỉ định ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp mà có rối loạn chức năng thất trái.

4)Thuốc ức chế men chuyển:

Thuốc đăc biệt có giá trị ở bệnh nhân suy tim.

Không gây rối loạn lipid máu, đường máu, uric máu  khi dùng kéo dài,

Tác dụng phụ là hay gây ho khan.

Chống chỉ định tuyệt đối ở bn có hẹp động mạch thận 2 bên, vì làm tăng kali máu nên thận trọng ở bệnh nhân suy thận , bênh nhân đang điều trị thuốc lợi tiểu giữ kali.

5)Thuốc đối kháng thụ thể AT1 của Angiotensin2:  Losartan, Irbesartan không gây ho như dùng ức chế men chuyển.

6)Thuốc giãn mạch trực tiếp:

Là thuốc hạ huyết áp mạnh nhưng không phải là thuốc chọn lựa hàng đầu , dùng khi khi kháng lại các thuốc hạ huyết áp  khác , dùng cho hụ nữ mang thai, có thể dùng để điều trị suy tim khi phối hợp với thuốc nitrate, Hydralazine liều duy trì 50-200mg.

7)Thuốc hạ HA dưới lưỡi: Nifedipine: Có tác dụng trong vòng 30 phút, kéo dài 4-5h, không nên dùng khi bệnh nhân bị suy tim cấp, nhồi máu cơ tim cấp.

*MỘT SỐ TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG:

1-Tăng huyết áp ở người trẻ: Chú ý tìm nguyên nhân

-Nói  chung là dễ lựa chọn thuốc.

2-Tăng huyết áp người có tuổi: Thường kèm theo trở kháng hệ mạch máu, giảm nồng độ renine máu, tăng khối lượng cơ thất trái.

-Hay kèm các bệnh lý khác nên phải cân nhắc các chống chỉ định và tác dụng phụ.

-Lợi tiểu, chẹn calci nên tiên ưu tiên xử dụng nếu không có chống chỉ định.

3-Tăng huyết áp ở người béo phì: giảm cân nặng là mục tiêu quan trọng .

-Thuốc đầu tiên lựa chọn là lợi tiểu.

4-Tăng huyết áp ở người tiểu đường:

-Thường kèm theo bệnh thận do đái tháo đường.

-Thuốc ức chế men chuyển nên ưu tiên hàng đầu vì tác dụng tốt và làm giảm protein niệu

5-Tăng huyết áp có suy thận mạn:

Lợi tiểu là thuốc ưu tiên hàng đầu.

6-Tăng huyết áp có phì đại thất trái: Làm tăng nguy cơ đột tử, nhồi máu cơ tim.

Thuốc ức chế men chuyển làm giảm phì đại thất trái mạnh nhất.

7-Tăng huyết áp kèm theo bệnh mạch vành:

-Chẹn bê ta là thuốc được chọn hàng đầu nếu không có chống chỉ định.
-Ức chế men chuyển có ích nhất khi bệnh nhân có giảm chức năng thất trái kèm theo.

-Chẹn calci có thể dùng khi tăng huyết áp nhiều nhưng thận trọng và chỉ nên dùng khi không có suy giảm chức năng thất trái.

8-Tăng huyết áp khi có suy tim:

Ức chế men chuyển và lợi tiểu được lựa chọn hàng đầu.

*CHỈ ĐỊNH BẮT BUỘC:

-Đái tháo đường typ1 có protein niệu: ức chế men chuyển.

-Suy tim: ức chế men chuyển + lợi tiểu.

-THA tâm thu đơn độc (người già): ưu tiên lợi tiểu, chẹn calci.

-Nhồi máu cơ tim: thuốc chẹn bê ta, ức chế men chuyển  khi có rối loạn chức năng thất trái.

6- Phòng bệnh tăng huyết áp:

Trong đời sống hiện đại người bệnh thường ít vận động, thừa cân , béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều, dư thừa lượng muối, đạm, chất béo trong thức ăn…vì vậy duy trì một lối sống lành mạnh là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn căn bệnh này.

Hãy :

- Giảm cân nặng nếu thừa.

-Không hút lá, hạn chế rượu, bia.

-Ăn uống hợp lý, không ăn nhiều thức ăn có chất béo, giảm muối trong khẩu phần ăn.

-Tập thể dục thường xuyên.

-Tránh căng thẳng, tự tạo cho mình một cuộc sống hài hòa.

-Kiểm tra huyết áp thường xuyên.

-Kiểm tra các yếu tố nguy cơ: đường máu, mỡ máu…định kỳ.

TẠI SAO BẠN BỊ TĂNG HUYẾT ÁP ?

Khoảng trên 90% các trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Trong trường hợp này người ta gọi là bệnh (tăng huyết áp tiên phát).

Khoảng dưới 10% các trường hợp tăng huyết áp có tìm thấy  nguyên nhân và được gọi là Tăng huyết áp triệu chứng (tăng huyết áp thứ phát )

NHẬN BIẾT BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP NHƯ THẾ NÀO ?

Kiểm tra huyết áp ngay khi bạn cò một trong các dấu hiệu sau: nhức đầu (thường là sau gáy), xây xẩm, hồi hộp, mờ mắt, bất lực (nam giới), dễ mệt, dễ toát mồ hôi, yếu nữa người hay  yếu một chi, đau ngực, khó thở, đi tiểu nhiều, tăng cân, dễ xúc động…

TẠI SAO CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

CHO DÙ BẠN CẢM THẤY BÌNH THƯỜNG ?

Đa số bệnh nhân tăng huyết áp cảm thấy trong người hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ thường gặp, không có triệu chứng, nhưng có thể bị biến chứng như bệnh mạch vành và đột quỵ nếu không được  điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, bệnh nhân tăng huyết áp lâu ngày sẽ bị các biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận, não và mắt.

Ngày nay, điều trị bệnh tăng huyết áp không còn là câu hỏi “có điều trị không ?” Mà là”Nên điều trị cho ai và điều trị như thế nào ?”

CÁC BIẾN CHỨNG ĐÁNG CHÚ Ý

Cơquan

Biến chứng

Triệu chứng chính

Não

- chảy máu não và nhũn não

-Liệt một phần thân thểhoặc hôn mê, nói ngọng hoặc không nói được.

Tim

- Tim to, rối loạn nhịp tim, đột tử

- Suy tim

- Nhồi máu cơ tim

- Thiếu máu cơ tim

-Hồi hộp khó thở

-Tim đập không đều

-Đau ngực

Thận

- Tiểu đạm

- Suy thận

- Phù, da xanh, dễmệt

Mắt

- Tổn thương võng mạc

- Mắt mờ, mù mắt…..

Người bị bệnh tăng huyết áp không được phát hiện sớm tương tự như ngôi nhà bị mối xông. Khi biết nhà bị mối xông thì đã quá muộn, ngôi nhà của bạn đã bị hỏng, không còn sử dụng được nữa.

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC:

THAY ĐỔI LỐI SỐNG.

Bạn cần thay đổi lối sống để phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp. Thực hiện các biện pháp thay đổi lối sống một cách thích hợp trên tất cả các bệnh nhân, kể cả người có huyết áp bình thường cao và các bệnh cần điều trị thuốc.

Bỏ hút thuốc lá: là biện pháp mạnh mẽ nhất để đề phòng các bệnh tim mạch và ngoài tim mạch. Những người bỏ hút thuốc lá trước tuổi trung niên có tuổi thọ không khác với những người cả đời không hút thuốc .Thuốc lá làm giảm tác dụng của một số thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp.

Hạn chế uống rượu : uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ đột quỵ và giảm tác dụng của một số thuốc giảm áp. Không nên uống quá 3 chai bia sài gòn hay ¼ xị rượu mỗi ngày.

Chế độ ăn: ăn nặm là yếu tố góp phần làm tăng huyết áp. Ăn giảm muối sẽ góp phần làm giảm huyết áp (ăn giảm 4,7-5,8g muối trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm giảm huyết áp bình quân được 4 – 6 mmHg ) và làm tăng tác dụng hạ áp của thuốc. Bệnh nhân tránh ăn nặm, tránh dùng các thực phẩm ướp muối đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn, nên dùng các thức ăn có chứa nhiều kali. Nên  ăn nhiều hoa quả, nhiều cá, giảm chất béo và các thức ăn có chứa nhiều cholesterol.

Giảm cân và tập thể dục : Thừa mỡ trong cơ thể góp phần làm tăng huyết áp. Giảm cân sẽ giảm được huyết áp trên bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như tiểu đường, rối loạn lipit máu…Tác dụng hạ áp của việc giảm cân có thể được nâng cao nếu đồng thời tăng cường tập thể dục, hạn chế uống rượu ở những người nghiện rượu, thừa cân và giảm ăn muối. Bệnh nhân thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội trong 30-45 phút,3- 4 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Ngay cả tập thể dục nhẹ cũng làm giảm huyết áp tâm thu 4 -8 mmHg. Tuy vậy, tập vận động đẳng trương (gây co kéo dài) như nâng tạ có tác dụng tăng huyết áp và nên tránh. Nếu tăng huyết áp chưa được kiểm soát, và bạn luôn ở tình trạng tăng huyết áp nặng thì không nên tập thể dục hoặc nên hoãn lại cho đến khi được điều trị hiệu quả.

Nếu bạn bị tăng huyết áp nhẹ, biện pháp thay đổi lối sống trên có thể đủ để hạ huyết áp xuống mức bình thường mà chưa cần dùng đến thuốc. Đối với một số người khác, những biện pháp này có thể giúp họ chỉ cần dùng ít thuốc hơn hoặc dùng thuốc với liều thấp đủ kiểm soát huyết áp.

KHI NÀO CẦN ĐẾN THUỐC ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Sau khi bạn thực hiện biện pháp ăn kiêng, luyện tập và các biện pháp điều trị không cần thuốc mà huyết áp của bạn vẫn không giảm, lúc đó cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp . Nên bắt đầu điều trị từ từ và tăng liều dần ,đặc biệ với người cao tuổi :”To start  low,Togoslow” để có thể đạt trị số huyết áp đích sau vài tuần. Thầy thuốc phải lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từ bệnh nhân và sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

+ Kinh nghiệm của bệnh nhân với các thuốc chống tăng huyết áp  đã dùng trước đây.

+ Giá thuốc (giá thành của 1 ngày điều  trị )

+ Các yếu tố nguy cơ của người bệnh, có hay không có tổn thương cơ quan đích, các bệnh đi kèm như bệnh tim, thận, tiểu đường …

+ Sự tương tác với các thuốc mà bệnh nhân đang dùng vì bệnh khác .

+ Sở thích của bệnh nhân.

+ Nên bắt đầu điều trị với liều thấp của một thuốc đơn độc hoặc phối hợp liều thấp của hai thuốc.

+ Bác sĩ sẽ phối hợp nhiều thuốc để điều huyết áp cho bạn. Khi dùng thuốc phối hợp, các thuốc được dùng với liều thấp nên khả năng bị tác dụng phụ ít hơn .

+ Nên dùng các thuốc có tác dụng kéo dài, do vậy hàng ngày bạn phải uống thuốc ít lần hơn, giúp bạn tránh quên uống thuốc và giảm thiểu sự biến thiên của huyết áp. Vì vậy thuốc có khả năng bảo vệ bạn  tốt hơn đối với các biến chứng tim mạch cũng như sự tổn thương  của các cơ quan đích.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Bệnh tăng huyết áp phải trị liên tục, lâu dài nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình trong quá trình điều trị. Khi bác sĩ kê toa – người bệnh thấy bệnh thuyên giảm thì tiếp tục dùng toa này nhưng tránh dùng toa thuốc này quá 3 tháng mà nên khám lại để điều chỉnh thuốc phù hợp.

Bệnh tăng huyết áp cần điều trị nhiều năm, có thể suốt đời do đó bạn cần hiểu biết về bệnh, tuân thủ điều trị vá tái khám đúng hẹn.

Số lượng loại thuốc, cách sử dụng: cần theo qui định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc hoặc thay đổi thuốc.

Mỗi khi cần thay đổi thuốc hay có triệu chứng khác thường trong quá trình dùng thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn dể được hướng dẫn cụ thể.

Phải điều trị các yếu tố nguy cơ phối hợp như rối lọan lipit máu, tiểu đường

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ?

+ Mục đích của việc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp là giảm tối đa nguy cơ dài hạn bị các biến chứng tim mạch và tử vong .Điều này đòi hỏi phải điều trị tất cả các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá,rối loạn lipit máu ,tiểu đường….

+ Nên hạ huyết áp một cách tích cực,cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương,ít nhất là dưới 140/90 mmHg và hạ thấp hơn nữa nếu bệnh nhân dung nạp được.Hạ huyết áp dưới 130/80 mmHg trên người tiểu đường. Dưới 125/70 mmHg nếu bệnh nhân suy thận có số lượng Protein niệu trên 1 gam trong 24 giờ

+ Khi dùng huyết áp đo tại nhà hoặc huyết áp theo dõi liên tục để đánh giá kết quả điều trị,phải nhớ rằng các trị số đo được bằng những phương pháp đó (so với trị số huyết áp đo được tại phòng khám) bình quân thấp hơn ít nhất 5 – 15 mmHg đối với huyết áp tâm thu và 5 -10 mmHg đối với huyết áp tâm trương

KHI TRỊ SỐ HUYẾT ÁP TRỞ VỀ BÌNH THƯỜNG THÌ CÓ

TIẾP TỤC ĐIỀU TRỊ NỮA KHÔNG ?

+ Tăng huyết áp là bệnh phải điều trị liên tục ,kéo dài và thậm chí có thể suốt cuộc đời. Không được ngừng điều trị vì rất nguy hiểm.

+ Trong quá trình uống thuốc,trị số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

+ Bệnh nhân tự ngưng điều trị tăng huyết áp thì sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim,đột quỵ…

ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP CÓ LỢI ÍCH GÌ ?

+ Tránh các biến chứng tim mạch gây nguy hiểm : đau thắt ngực ,nhồi máu cơ tim, suy tim ..

+ Tránh được các biến chứng khác do bệnh tăng huyết áp gây ra : tai biến mạch máu não, suy thận và mờ mắt, thậm chí mù mắt.

+ Tăng tuổi thọ của bạn,

+ Tăng chất lượng cuộc sống của bạn.

+ Giảm chi phí điều trị : vì nếu bạn không điều trị để xảy ra tai biến thì việc chữa trị các tai biến này sẽ tốn kém hơn rất nhiều cho cả gia đình bạn và xã hội.

NHỮNG TÌNH TRẠNG ĐẶC BIỆT

NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi có nhiều nguy cơ khác, tổn thương các cơ quan đích và bệnh tim mạch đi kèm mà sự lựa chọn thuốc phải phù hợp với tình trang đó. Cần phải đo huyết áp ở tư thế ngồi và tư thế đứng để phát hiện hạ huyết áp ở tư thế và tác dụng phụ của thuốc gây hạ huyết áp khi đứng.

Quan niệm phổ biến trước đây ( quan niệm không đúng ) cho rằng tăng huyết áp theo tuổi là điều không thể tránh được và vô hại, và tăng huyết áp tâm thu đơn thuần không có ý nghĩa về mặt lâm sàng, nhưng thực chất là bạn đã bị bệnh tăng huyết áp và có nguy cơ gây ra các biến chứng.

Nói chung, bệnh nhân cao tuổi cũng dùng những thuốc chống tăng huyết áp như ở những bệnh còn trẻ. Tuy vậy, nên bắt đầu với liều điều trị thấp hơn.

Bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ bị bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn các bệnh nhân còn trẻ. Điều trị hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ này. Việc lựa chọn thuốc tăng huyết áp phải dựa vào khả năng của thuốc có tác dụng :

·         Giảm huyết áp kéo dài 24 giờ

·         Tác dụng tích cực trên phì đại tâm thất trái.

NGƯỜI RẤT CAO TUỔI ( > 80 TUỔI )

·           Đ iều trị tăng huyết áp ở nhóm tuổi này cũng mang lại những lợi ích rõ ràng và làm giảm một cách có ý nghĩa về nguy cơ đột quỵ và suy tim .  Tăng huyết áp nhẹ và vừa không cần dùng thuốc ngay, cần điều chỉnh lối sống như ăn hạn chế muối, kiểm soát cân nặng và tập thể dục điều.

·           Khi huyết áp tâm thu > 160 mmHg hay huyết áp tâm trương > 90 mmHg thì phải dùng thuốc để hạ huyết áp . Tuy vậy , nên điều trị kể cả khi bệnh nhân có mức huyết áp thấp hơn nếu có các biến chứng tim mạch hoặc bằng chứng tổn thương cơ quan đích, bằng chứng về bệnh tiểu đường

PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI

·            Khoảng 1/3 số bệnh nhân tăng huyết áp có phì đại thất trái. Phì đại thất trái là một trong những biểu hiện thường gặp nhất của tổn thương cơ quan đích trong tăng huyết áp và làm tăng tỷ lệ suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ lên 6 lần. Chẩn đoán phì đại thất trái có thể dựa vào điện tâm đồ hay siêu âm tim (bình thường chỉ số khối cơ thất trái < 130 g/m2  ở nam giới, < 110 g/m2 ở nữ giới ).

TIỂU ĐƯỜNG

·                     Tăng huyết áp rất thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường (71 % bệnh nhân tiểu đường túy 2). Sự đồng thời hiện diện của cả tăng huyết áp và tiểu đường làm tăng nguy cơ bị các bệnh mạch máu lớn , bao gồm đột quỵ ,bệnh mạch vành , suy tim , bệnh mạch máu ngoại biên và tỷ lệ tử vong.Nên thường xuyên dùng một thuốc ức chế  men chuyển hay một thuốc đối kháng angiotensinll.

BỆNH LÝ MẠCH MÁU NÃO KÈM THEO

·            Cò nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích của điều trị thuốc hạ huyết áp trên bệnh nhân đã bị tai biến mạch não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên,thầy thuốc sẽ quyêt định hạ huyết áp đến mức nào và hạ xuống như thế nào .

BỆNH MẠCH VÀNH VÀ SUY TIM KÈM THEO

·             25%  nguy cơ phát sinh bệnh mạch vành là do tăng huyết áp. Tăng huyết áp có phì đại thất trái làm tăng nguy cơ suy tim lên từ 4 -6 lần. Suy tim có thể xảy ra do rối loạn chức năng tâm trương ( giảm khả năng giãn ra của tâm thất trái ) hoặc rối loạn chức năng tâm thu(giảm khả năng co bóp của tâm thất trái).Kiểm soát tốt huyết áp với các biện pháp dùng thuốc hoặc thay đổi lối sống có thể làm giảm khối cơ thất trái.

·                       Điều trị hạ huyết áp và đặc biệt  là bằng Thuốc ức chế men chuyển (hay thuốc ức chế thụ thể angiotensinl khi thuốc ức chế men chuyển có tác dụng phụ ) làm giảm nguy cơ tái phát bệnh động mạch vành ,phòng ngừa suy tim ứ huyết và keo dài tuổi thọ của các bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cấp có suy tim.

BỆNH NHÂN CÓ SUY THẬN

·         Bệnh  nhân bị tăng huyết áp vô căn rất hay gặp có tổn thương thận phối hợp.

·         Bảo vệ thận ở bệnh nhân tiểu đường bằng cách kiểm soátchặt chẽ huyết áp (<130/80mmHgvà thấp hơn nếu đạm niệu >1g/ngày), giảm đạm niệu bằng thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể  angiotensin ll nếu không có chống chỉ định .

·          Để đạt huyết áp mục tiêu thường cần điều trị phối hợp thêm thuốc lợi tiểi và thuốc đối kháng kênh canxi.

NGƯỜI CÓ THAI

·            Tăng huyết áp ở người có thai làm căn nguy cơ tử vong của cả mẹ, hai nhi và trẻ nhũ nhi. Về mặt sinh lý, huyết áp bình thường sẽ hạ xuống khoảng 15mmHg  vào 3 tháng giữa của thai kỳ. vào 3 tháng cuối huyết áp sẽ trởvề như mức bình thường như trước khi có thai hay thậm chí cao hơn. Bạn bị tăng huyết áp thai kỳ khi huyết áp tâm thu # 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương #90mmHg.

·  Việc dùng thuốc trong tăng huyết áp  thai kỳ phải hết sức thận trọng. Không nên ăn hạn chế muối, không ăn chế độ giảm cân vì sẽ làm giảm tăng trưởng của thai nhi. Nuôi con bằng sữa mẹ không làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, hầu hết các thuốc hạ huyết áp tùy mức độ sẽ được bài tiết qua sữa mẹ, cho nên cần chú ý không cho con bú khi mẹ phải dùng các thuốc có thể gây độc cho nhũ nhi.

CHUNG SỐNG HÒA BÌNH VỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP !

BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP + ĐIỀU TRỊ ĐÚNG  =         

SỨC KHỎE + HẠNH PHÚC + TUỔI THỌ

Nếu như bạn bị tăng huyết áp và cần điều trị thì :

+ Hãy bắt đầu và tiếp tục điều trị ngay cả những khi bạn “ cảm thấy khỏe” bởi vì tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu như không được điều trị tốt và đúng cách. Hãy uống thuốc đều mỗi ngày vào một thời gian nhất định .

+ Hãy nhớ rằng việc kiểm soát huyết áp mang  lại cho bạn nhiều điều lợ quan trọng hơn nhiều so với một số tác dụng phụ nhẹ và tạm thời có thể gây ra do thuốc .

+ Đừng nãn chí về việc bạn có thể cần phải dùng thuốc suốt đời .

+ Tập và duy trì những thói quen có lợi ích trongchế độ ăn uống hay sinh hoạt để có thể làm giảm hoặc không cần phải dùng thuốc hạ áp.

+ Hãy cải thiện sức khỏe về thể chất cũng như tinh thần và quan trọng hơn cả là: Hãy tự giúp mình sống một cuộc sống lành mạnh hơn và lâu dài hơn ./.

EROPHAR  FRANCE  PHARMACEUTICAL                                                                              CÔNG TY CP DP EROPHAR FRANCE                                                                                                (Theo tài liệu hướng dẫn bệnh nhân Tăng huyết áp  – Hội tim mạch học quốc gia Việt nam và Viện Tim mạch quốc gia Việt nam).